Sunday, December 26, 2010

Báo cáo tham luận về bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG ANH



Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) môn chuyên là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương, cho tỉnh nhà nói chung.
Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Hàng năm, qua các kỳ thi HSG vòng tỉnh, vòng khu vực ĐBSCL, vòng Olympic 30/4, vòng quốc gia…tổ tiếng Anh chúng tôi đã gặt hái được những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi HSG chung của toàn trường,  của tỉnh nhà.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
     1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG.
- Trường có cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt.
-  Với 8 GV trong tổ tiếng Anh có trình độ chuyên môn vững vàng, đa số có thâm niên cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG trong nhiều năm liền, chúng tôi thường xuyên trao đổi để tìm phương pháp và tài liệu phù hợp để giảng dạy đạt hiệu quả cao.
- Trường có các lớp chuyên Anh, có đủ HS để tuyển chọn tham gia vào các kỳ thi do Sở tổ chức.
- Chất lượng học sinh tương đối đồng đều, đa số có ý thức học tập tốt và có ý thức phấn đấu vươn lên.
    2. Khó khăn:
- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó cường độ làm việc quá tải vàviệc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
- Học sinh học chương trình phân ban phải học quá nhiều môn, lại phải học chương trình bồi dưỡng cho môn chuyên vào buổi chiều, một số học sinh tham gia đội tuyển BDHSG nên rất hạn chế về thời gian tự bồi dưỡng môn tiếng Anh, luyện tập thêm ở nhà mà đặc trưng của việc học tiếng Anh tốt là: “Perfect practice makes perfect”,nếu các em không đầu tư nhiều thời gian thì kết quả không cao là điều tất yếu.
-Đa số học sinh giỏi bộ môn KHXH thường yếu các bộ môn KHTN nên các em cũng dành ít nhiều thời gian cho các môn này vì các em sợ thi rớt tốt nghiệp nên không muốn tham gia đội tuyển HSG.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
II. KẾT QUẢ HSG ĐẠT ĐƯỢC TRONG 3 NĂM HỌC VỪA QUA:
·        HSG vòng tỉnh 10, 11,12.
Năm học
Khối
Số HS dự thi
Số HS đạt giải
Giải
2007-2008
10
10
10
5 giải II, 3 giải III, 2 giải KK
11
10
8
4 giải III, 4 giải KK
12
10
8
3 giải III, 5 giải KK
Tổng cộng

30
26

2008-2009
10
10
6
2 giải III, 4 giải KK
11
10
10
3 giải III, 7 giải KK
12
10
7
3 giải III, 4 giải KK
Tổng cộng

32
23

2009-2010
10
10
9
9 giải KK
11
10
6
1 giải III, 5 giải KK
12
12
8
3 giải III, 6 giải KK
Tổng cộng

32
23

* HSG ĐBSCL
Năm học
Số HS dự thi
Số HS đạt giải
Giải
2007-2008
3
1
1 HC Đồng
2008-2009
3
2
1 HC Bạc, 1 HC Đồng
2009-2010
3
3
2 HC Vàng, 1 HC Bạc
* HSG OLYMPIC 30/4
Năm học
Số HS dự thi
Số HS đạt giải
Giải
2007-2008
3
1
1 HC Bạc
2008-2009
3
2
1 HC Bạc, 1 HC Đồng
2009-2010
3
1
1 HC Đồng
* HSG VÒNG QUỐC GIA
Năm học
Số HS dự thi
Số HS đạt giải
Giải
2007-2008
6
2
2 giải KK
2008-2009
6
2
2 giải KK
2009-2010
6
3
2giải III, 1 giải KK
So sánh đối chiếu từ kết quả đạt được chúng tôi nhận thấy số lượng HS đạt giải vòng tỉnh khá ổn định, có tăng hàng năm ở vòng thi  ĐBSCL và vòng thi Quốc gia, song đáng tiếc là số học sinh đạt giải cao (giải I, giải II…) chưa nhiều. Điều này có nguyên nhân từ cả 2 phía (thực trạng chung ở các trường THPT) thầy và trò.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Qua một thời gian tham gia công tác bồi dưỡng HSG tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng trong công tác này cần thực hiện tốt những công việc sau đây:
     1. Về chương trình bồi dưỡng:
Chúng tôi biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng,cụ thể , chi tiết cho từng khối, lớp ,về từng mảng kiến thức rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ theo số tiết quy định nhất định .
Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp 10,11,12 để tránh trùng lập.
 Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt 3 năm liền (từ cơ bản đến nâng cao và mở rộng)
-Về tài liệu BD : tìm tòi ,sưu tầm,dựa vào nội dung kiến thức phù hợp trong các đề thi HSG,thông qua trao đổi chuyên môn với các GVtrong tỉnh, trong khu vực ..
* Về thời gian bồi dưỡng:
Để chương trình BDHSG có hiệu quả nhà trường có kế hoạch BDHSG ngay từ trong hè, liên tục và đều đặn, không dồn ép ở tháng cuối trước khithi.
Việc tuyển chọn và bồi dưỡng HSG được tiến hành từ đầu lớp 10.Cơ sở của việc tuyển chọn của chúng tôi là: căn cứ vào các thành tích ,kết quả của HS ở các năm học trước , căn cứ vào kết quả thi HSG vòng trường (được tổ chức đúng qui chế và nghiêm túc).Khi được chọn HS sẽ được bồi dưỡng liên tục trong 3năm.(10,11,12)
* Về đội ngũ giáo viên:
Đây là một yếu tố quyết định quan trọng về kết quả bồi dưỡng HSG, vì thế Ban giám hiệu nhà trường phân công các giáo viên có trình độ tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm để tham gia công tác bồi dưỡng HSG. Giáo viên được phân công giảng dạy chuyên sâu theo từng mảng kiến thức, theo từng kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết).
Để tạo sự chuyên môn hóa trong giảng dạy, giáo viên được phân công giảng dạy kỹ năng nào phải đầu tư, đào sâu chuyên môn đó,cập nhật kiến thức và tìm kỹ dạng thức đề thi về kỹ năng đó ở các đề thi đã qua.
- .Muốn có HSG phải có Thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức  tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo.
Hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.
  Hướng dẫn các em nên sử dụng tốt các phương tiện truyền thông như: xem các chương trình tiếng Anh trên tivi, nghe các chương trình tiếng Anh qua Radio hoặc sử dụng các trang Web dạy tiếng Anh miễn phí trên mạng…(nếu có điều kiện).
Hướng dẫn học sinh phương pháp tự bồi dưỡng và kỹ năng làm bài ở từng dạng.
Ngoài ra, để tạo hứng thú cho học sinh say mê học tiếng Anh, giáo viên tổ chức các chương trình ngoại khóa hấp dẫn,tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh  phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, tạo sự thư giãn cho học sinh.
IV. KIẾN NGHỊ
            Để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng HSG có hiệu quả, các cấp quản lý cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp:
- Tạo điều kiện thật thuận lợi cho các em tham gia đội tuyển HSG tỉnh, quốc gia… để các em yên tâm học tập.
- Tuyên dương khen thưởng xứng đáng kịp thời cho các HS, các GV đạt thành tích cao trong các kỳ thi đặc biệt là kỳ thi Quốc gia.
 - Ưu tiên nhận học bổng của các tổ chức, đoàn thể.
- Quan tâm, theo dõi và đáp ứng các nghiên cứu chính đáng của giáo viên và học sinh về phòng học, mua tài liệu, photo bài học, bài tập làm trên lớp cũng như ở nhà.
                                              Bạc Liêu ngày 26 tháng 11 năm 2010
                                          Người viết báo cáo
                                                      Võ Thị Hoàng Sang