Wednesday, September 28, 2011

Chia sẻ tài liệu Tiếng Anh

Mình rất muốn chia sẻ các tài liệu Tiếng Anh mình đã sưu tầm được nhưng rất ngại việc vi phạm bản quyền nên chưa biết làm như thế nào.


Có gì các bạn góp ý nhá.

Wednesday, January 12, 2011

Nói cho rõ về việc mở tài khoản trên trang web hoctienganhnhanh.com.vn

Sau ngày Sở GD-ĐT kết hợp với Công ty Thắng Thiện mở hội thảo về học Tiếng Anh trên trang web hoctienganhnhanh.com.vn và thông báo đã mở tài khoản cho giáo viên Tiếng Anh tỉnh Bạc Liêu nhưng mong các thầy cô lưu ý như sau:

1. Có thể có 1 số thầy cô hiểu nhầm là khi tham dự hội thảo, ghi thông tin vào phiếu thì sẽ được mở tài khoản --> Thực tế không phải vậy, mà phải được đơn vị lập danh sách và chuyển đi đến đúng đia chỉ.
2. Có 1 số thầy cô hiểu nhầm là chỉ cần lập danh sách, người ta sẽ tự động tạo tài khoản cho mình. Sau đó mình chỉ cần đăng nhập với mật khẩu là được --> Không phải vậy, các thầy cô phải tự tạo tài khoản đúng tên đăng nhập đã đăng ký thì mới vô được.
3. Sau khi đăng ký thì vui lòng vào email của mình để kích hoạt. Nếu không thì khi đăng nhập sẽ bị báo lỗi.
3. Có tài khoản rồi thì lẹ lẹ đổi mật khẩu dùm. Bị người khác chiếm tài khoản ráng chịu.
4. Không được chia sẽ tài khoản của mình cho người khác. Chia sẽ lung tung người ta khóa ráng chịu.
5. Có chuyện gì vui lòng liên lạc theo địa chỉ mail: hien.dang@hoctienganhnhanh.com.vn. Anh này là người phụ trách, các vị liên hệ cho dễ.
Cám ơn rất nhiều

Sunday, December 26, 2010

Báo cáo tham luận về bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG ANH



Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) môn chuyên là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương, cho tỉnh nhà nói chung.
Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Hàng năm, qua các kỳ thi HSG vòng tỉnh, vòng khu vực ĐBSCL, vòng Olympic 30/4, vòng quốc gia…tổ tiếng Anh chúng tôi đã gặt hái được những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi HSG chung của toàn trường,  của tỉnh nhà.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
     1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG.
- Trường có cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt.
-  Với 8 GV trong tổ tiếng Anh có trình độ chuyên môn vững vàng, đa số có thâm niên cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG trong nhiều năm liền, chúng tôi thường xuyên trao đổi để tìm phương pháp và tài liệu phù hợp để giảng dạy đạt hiệu quả cao.
- Trường có các lớp chuyên Anh, có đủ HS để tuyển chọn tham gia vào các kỳ thi do Sở tổ chức.
- Chất lượng học sinh tương đối đồng đều, đa số có ý thức học tập tốt và có ý thức phấn đấu vươn lên.
    2. Khó khăn:
- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó cường độ làm việc quá tải vàviệc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
- Học sinh học chương trình phân ban phải học quá nhiều môn, lại phải học chương trình bồi dưỡng cho môn chuyên vào buổi chiều, một số học sinh tham gia đội tuyển BDHSG nên rất hạn chế về thời gian tự bồi dưỡng môn tiếng Anh, luyện tập thêm ở nhà mà đặc trưng của việc học tiếng Anh tốt là: “Perfect practice makes perfect”,nếu các em không đầu tư nhiều thời gian thì kết quả không cao là điều tất yếu.
-Đa số học sinh giỏi bộ môn KHXH thường yếu các bộ môn KHTN nên các em cũng dành ít nhiều thời gian cho các môn này vì các em sợ thi rớt tốt nghiệp nên không muốn tham gia đội tuyển HSG.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
II. KẾT QUẢ HSG ĐẠT ĐƯỢC TRONG 3 NĂM HỌC VỪA QUA:
·        HSG vòng tỉnh 10, 11,12.
Năm học
Khối
Số HS dự thi
Số HS đạt giải
Giải
2007-2008
10
10
10
5 giải II, 3 giải III, 2 giải KK
11
10
8
4 giải III, 4 giải KK
12
10
8
3 giải III, 5 giải KK
Tổng cộng

30
26

2008-2009
10
10
6
2 giải III, 4 giải KK
11
10
10
3 giải III, 7 giải KK
12
10
7
3 giải III, 4 giải KK
Tổng cộng

32
23

2009-2010
10
10
9
9 giải KK
11
10
6
1 giải III, 5 giải KK
12
12
8
3 giải III, 6 giải KK
Tổng cộng

32
23

* HSG ĐBSCL
Năm học
Số HS dự thi
Số HS đạt giải
Giải
2007-2008
3
1
1 HC Đồng
2008-2009
3
2
1 HC Bạc, 1 HC Đồng
2009-2010
3
3
2 HC Vàng, 1 HC Bạc
* HSG OLYMPIC 30/4
Năm học
Số HS dự thi
Số HS đạt giải
Giải
2007-2008
3
1
1 HC Bạc
2008-2009
3
2
1 HC Bạc, 1 HC Đồng
2009-2010
3
1
1 HC Đồng
* HSG VÒNG QUỐC GIA
Năm học
Số HS dự thi
Số HS đạt giải
Giải
2007-2008
6
2
2 giải KK
2008-2009
6
2
2 giải KK
2009-2010
6
3
2giải III, 1 giải KK
So sánh đối chiếu từ kết quả đạt được chúng tôi nhận thấy số lượng HS đạt giải vòng tỉnh khá ổn định, có tăng hàng năm ở vòng thi  ĐBSCL và vòng thi Quốc gia, song đáng tiếc là số học sinh đạt giải cao (giải I, giải II…) chưa nhiều. Điều này có nguyên nhân từ cả 2 phía (thực trạng chung ở các trường THPT) thầy và trò.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Qua một thời gian tham gia công tác bồi dưỡng HSG tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng trong công tác này cần thực hiện tốt những công việc sau đây:
     1. Về chương trình bồi dưỡng:
Chúng tôi biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng,cụ thể , chi tiết cho từng khối, lớp ,về từng mảng kiến thức rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ theo số tiết quy định nhất định .
Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp 10,11,12 để tránh trùng lập.
 Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt 3 năm liền (từ cơ bản đến nâng cao và mở rộng)
-Về tài liệu BD : tìm tòi ,sưu tầm,dựa vào nội dung kiến thức phù hợp trong các đề thi HSG,thông qua trao đổi chuyên môn với các GVtrong tỉnh, trong khu vực ..
* Về thời gian bồi dưỡng:
Để chương trình BDHSG có hiệu quả nhà trường có kế hoạch BDHSG ngay từ trong hè, liên tục và đều đặn, không dồn ép ở tháng cuối trước khithi.
Việc tuyển chọn và bồi dưỡng HSG được tiến hành từ đầu lớp 10.Cơ sở của việc tuyển chọn của chúng tôi là: căn cứ vào các thành tích ,kết quả của HS ở các năm học trước , căn cứ vào kết quả thi HSG vòng trường (được tổ chức đúng qui chế và nghiêm túc).Khi được chọn HS sẽ được bồi dưỡng liên tục trong 3năm.(10,11,12)
* Về đội ngũ giáo viên:
Đây là một yếu tố quyết định quan trọng về kết quả bồi dưỡng HSG, vì thế Ban giám hiệu nhà trường phân công các giáo viên có trình độ tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm để tham gia công tác bồi dưỡng HSG. Giáo viên được phân công giảng dạy chuyên sâu theo từng mảng kiến thức, theo từng kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết).
Để tạo sự chuyên môn hóa trong giảng dạy, giáo viên được phân công giảng dạy kỹ năng nào phải đầu tư, đào sâu chuyên môn đó,cập nhật kiến thức và tìm kỹ dạng thức đề thi về kỹ năng đó ở các đề thi đã qua.
- .Muốn có HSG phải có Thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức  tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo.
Hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.
  Hướng dẫn các em nên sử dụng tốt các phương tiện truyền thông như: xem các chương trình tiếng Anh trên tivi, nghe các chương trình tiếng Anh qua Radio hoặc sử dụng các trang Web dạy tiếng Anh miễn phí trên mạng…(nếu có điều kiện).
Hướng dẫn học sinh phương pháp tự bồi dưỡng và kỹ năng làm bài ở từng dạng.
Ngoài ra, để tạo hứng thú cho học sinh say mê học tiếng Anh, giáo viên tổ chức các chương trình ngoại khóa hấp dẫn,tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh  phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, tạo sự thư giãn cho học sinh.
IV. KIẾN NGHỊ
            Để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng HSG có hiệu quả, các cấp quản lý cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp:
- Tạo điều kiện thật thuận lợi cho các em tham gia đội tuyển HSG tỉnh, quốc gia… để các em yên tâm học tập.
- Tuyên dương khen thưởng xứng đáng kịp thời cho các HS, các GV đạt thành tích cao trong các kỳ thi đặc biệt là kỳ thi Quốc gia.
 - Ưu tiên nhận học bổng của các tổ chức, đoàn thể.
- Quan tâm, theo dõi và đáp ứng các nghiên cứu chính đáng của giáo viên và học sinh về phòng học, mua tài liệu, photo bài học, bài tập làm trên lớp cũng như ở nhà.
                                              Bạc Liêu ngày 26 tháng 11 năm 2010
                                          Người viết báo cáo
                                                      Võ Thị Hoàng Sang

Friday, October 8, 2010

Biện pháp nâng cao kết quả bộ môn Tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Đây là một trong những báo cáo tham luận của thầy Lý Thanh Bình, giáo viên trường THPT Ngan Dừa mà tôi nghĩ rất phù hợp cho việc hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp môn Tiếng Anh. Mời các bạn tham khảo.
(Sau này có trích dẫn thì nhớ ghi rõ nguồn gốc nhé)

BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ
BỘ MÔN TIẾNG ANH TRONG KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT



Tổ Tiếng Anh ở trường THPT Ngan Dừa có tổng cộng 06 thành viên, mỗi thành viên đều có tinh thần trách nhiệm rất cao trong công tác giảng dạy, luôn cố gắng đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng loại đối tượng học sinh để các em có thể đạt được kết quả cao nhất trong học tập. Tuy nhiên, hiệu quả trong công tác giảng dạy vẫn chưa đạt theo yêu cầu đề ra, đây thật sự là một nỗi trăn trở hết sức to lớn đối với tất cả các thành viên trong tổ.
Năm học 2009 – 2010 vừa qua, tỷ lệ tốt nghiệp trung bình của bộ môn Tiếng Anh của trường chỉ đạt trên dưới 12%, đây quả là một con số còn khá thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, vậy phải giải quyết vấn đề này như thế nào, đây quả thực là một câu hỏi hết sức nan giải. Nhưng nan giải không có nghĩa là không có hướng giải quyết, dưới đây tôi xin nêu ra những vấn đề khó khăn gặp phải trong quá trình giảng dạy cũng như chia sẻ những kinh nghiệm mà tôi đã từng áp dụng và đã đạt được một số kết quả nhất định trong kỳ thi tốt nghiệp ở năm học vừa qua.
1. Những khó khăn trong việc giảng dạy:
- Học sinh hầu như chưa nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh, các em học cho qua loa, học để đối phó, có tư tưởng chỉ cần đạt được điểm 3 là đủ, chỉ cần học tốt những môn khác cũng đủ để bù qua môn này.
- Học tốt môn Tiếng Anh đòi hỏi học sinh ngoài việc tiếp thu các kiến thức căn bản trên lớp, các em còn phải coi lại các kiến thức trong sách giáo khoa lúc ở nhà để có thể nắm vũng kiến thức hơn. Nhưng hầu như ở lớp nào cũng vậy, vẫn còn một số em không trang bị được sách giáo khoa nên không thể nào củng cố lại các kiến thức đã được học.
- Tiếng Anh là một ngoại ngữ, muốn học tốt môn này đòi hỏi các em phải thường xuyên rèn luyện hết ngày này sang ngày khác, phải “mưa dầm thấm đất” thì mới có thể đạt được kết quả khả quan nhưng đa phần các em đều muốn học phải có kết quả ngay lập tức nên dễ có ý định bỏ liều, tới đâu thì tới.
- Đa phần các em đã mất kiến thức căn bản từ các lớp dưới nên rất khó tiếp thu được những kiến thức mới, dần dà các em chẳng biết gì, dễ sinh cảm giác thấy Tiếng Anh là sợ.
- Kỹ năng làm bài của học sinh còn rất yếu, bài tập đều là những kiến thức các em đã được cung cấp nhưng khi gặp phải các em lại chẳng phân biệt đâu là đáp án chính xác, đâu là những phương án nhiễu. Đây thực sự là một khó khăn mà theo tôi nghĩ chúng ta cần phải giải quyết thật sự triệt để.
2. Những giải pháp:
- Giáo viên cần dành một vài buổi nói chuyện với các em về tầm quan trọng của Tiếng Anh, giúp các em có được nhận thức đúng đắn mà cố gắng học tập.
- Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kiểm tra sách giáo khoa của các em có đầy đủ hay không, vì đây cũng là một trong những nhân tố cơ bản để giúp các em dần dần cải thiện kết quả học tập của mình.
- Nhắc nhở các em thường xuyên sử dụng lại những kiến thức mình đã được học, có như thế các em mới dễ dàng ghi nhớ, tích luỹ được một số vốn Tiếng Anh kha khá.
- Cuối cùng, vấn đề mà theo tôi là quan trọng nhất để giúp các em đạt kết quả khả quan trong kỳ thi tốt nghiệp là giáo viên phải nhấn mạnh cho các em những điểm ngữ pháp nào thường xuất hiện trong kỳ thi và những phương pháp, những “mẹo” để làm bài trắc nghiệm một cách hiệu quả nhất:
+ Về phần ngữ âm: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phát âm /ed/ và /s/, đây là phần ngữ âm mà hầu như năm nào cũng có xuất hiện. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh bảng phân biệt âm vô thanh và hữu thanh nhằm giúp các em dễ dàng có điểm trọn cho phần này. Ngoài ra, giáo viên cũng nên cung cấp cho học sinh những trường hợp phát âm có quy tắc cụ thể. Ví dụ: Khi một từ tận cùng là –tion hoặc –ion thì dấu nhấn được đặt trước nó một âm (chẳng hạn “internation”, từ này có 4 âm, thì trọng âm chắc chắn sẽ ở vị trí thứ 3). Tương tự như vậy, giáo viên có thể liệt kê thêm một số trường hợp đặc biệt nữa, chẳng hạn như tận cùng là -ic/ -ics, -ity… Nhưng giáo viên phải liệt kê trường hợp ngoại lệ, ví dụ như “politics”, trọng âm phải rơi vào âm tiết thứ nhất, thường đề thi có khuynh hướng xuất hiện một số trường hợp “bẫy” học trò theo kiểu đó.
+ Về phần ngữ pháp:
. Giáo viên cần cung cấp 7 thì cơ bản trong Tiếng Anh và những dấu hiệu nhận biết các thì đó, vì đa phần các câu hỏi về thì trong kỳ thi tốt nghiệp có dấu hiệu nhận biết hết sức rõ ràng, học sinh chỉ cần chịu khó học bài là có thể làm rất nhanh ở phần này.
. Cần phân biệt rõ cho các em sự khác nhau giữa các cấu trúc “…so…that…”, “…such… that…”, “…too… to…”…
. Ở câu bị động, giáo viên có thể chỉ cho các em một số cách nhận biết rất dễ dàng. Chẳng hạn, nếu câu chủ động là thì tiếp diễn thì chắc chắn phải có “being” trong bị động, thì hoàn thành thì phải có “been”, xuất hiện động từ khiếm khuyết thì phải giữ lại động từ khiếm khuyết đó và theo sau phải là “be”…
. Ở câu điều kiện, ngoài việc cung cấp 3 loại điều kiện, giáo viên cần chú ý nêu ra trường hợp “Unless = If… not…” và lưu ý với học sinh mệnh đề với “Unless” phải được chia ở thể khẳng định. Giáo viên cũng nên gợi ý với học sinh, thường trong 4 đáp án mà đáp án nào có “unless” thì đó thường là đáp án đúng. Thêm vào đó, giáo viên cũng cần lưu ý cấu trúc đảo ngữ “Had + S + V3/ed” thì tương đương với “If + S + had + V3/ed”
. Ở câu tường thuật, giáo viên cũng nên hướng dẫn cho các em một số quy tắc, chẳng hạn trong câu trực tiếp bắt đầu bằng một động từ thì trong câu tường thuật phải có “to”, “don’t” thì đổi thành “not to”. Ngoài ra, câu tường thuật là không có dạng câu hỏi nên nếu có sự đảo ngữ giữa chủ từ và động từ thì đó là đáp án sai.
. Về phần nhận diện lỗi sai, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc hết nguyên câu, không nên chỉ đọc những phần được gạch dưới vì chúng có thể đúng trong ngữ cảnh này nhưng không đúng trong ngữ cảnh kia. Giáo viên lưu ý với học sinh cần chú ý nếu các từ được gạch dưới là mạo từ, từ nối, thường các lỗi sai ưa xuất hiện ở những điểm đó.
. Về phần đảo ngữ, giáo viên cần cung cấp rõ các cấu trúc đảo ngữ cơ bản cho học trò. Ví dụ: “No sooner + had + S + V3/ed + than + S +V2/ed”. Thường trong 4 đáp án trả lời, có 1 hoặc 2 đáp án là đảo ngữ thì chắc chắn đáp án đúng sẽ nằm trong các câu đảo ngữ đó.
Ví dụ:
Only if you promise to study hard ________ to tutor you.
A. will I agree                    B. agree I
C. I agree                          D. I will agree
Không cần đọc đề, ta thấy trong 4 chọn lựa có 2 câu đảo ngữ là A và B, áp dụng nguyên tắc này ta biết chắc rằng đáp án sẽ nằm trong 2 câu này nhưng B thì loại dễ dàng vì đảo ngữ mà đem nguyên động từ ra như vậy là sai, cuối cùng ta chọn A.
Trên đây là một số ý kiến chủ quan của tôi nên chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong được ý kiến phản hồi của các thầy cô, tôi sẽ nghiêm túc tiếp thu.

Wednesday, September 29, 2010

Useful links for language teaching

Here are some useful links for language teaching that I was given at the International Conference 'Innovations in Language Teaching and Learning in Ho Chi Minh city' by Ms Julia Gardiner, RMIT English Worldwide, Melbourne, Australia:
(I haven't checked them all)

VIDEO
http://vvc-origin.unrulymedia.com/
http://www.youtube.com/
http://tinyurl.com/32d22y3
http://tinyurl.com/3aycprc

WORLDCLOUDS
http://wordle.net/
http://worditout.com/
http://www.tagxedo.com/
http://tinyurl.com/35wxzj7
http://tinyurl.com/24rpchj

IMAGES
http://www.photofunia.com/
http://www.pimpampum.net/bubblr/
http://www.flickriver.com/
http://beta.picartia.com/
http://www.effmypic.com/
http://images.google.com/hosted/life
http://www.thephotostream.com/
http://blachan.com/shahi/
http://tinyurl.com/3a4qn9f
http://tinyurl.com/qm3b2g

PODCASTS
http://www.podomatic.com/
http://voicethread.com/
http://www.podcastalley.com/
http://tinyurl.com/4n9wxy
http://tinyurl.com/33u23kt

CARTOONS
http://www.dvolver.com/
http://www.xtranormal.com/
http://www.screenjelly.com/
http://www.zimmertwins.com/
http://tinyurl.com/33cltf7

SLIDESHOWS
http://www.voicethread.com/
http://www.slideroll.com/
http://www.slideshare.net/
http://tinyurl.com/3y82ey

BLOGS
http://tr.im/burcu
http://www.blogger.com/
http://www.edublogs.org/
http://tinyurl.com/yc7pmfp
http://tinyurl.com/qaqw8u
http://e-languageexemplars.wikispaces.com/

Other Useful Technology focussed resourse for teachers (2010) - a place to start!
http://www.thethinkingstick.com/evaluating-technology-use-in-the-classroom
http://www.freetech4teachers.com/
http://eduscapes.com/
http://www.teachertrainingvideos.com/
http://nikpeachey.blogspot.com/
http://www.teachertrainingvideos.com/ - created by Russel Stannard
(but I don't know who he is) : )

Wednesday, September 1, 2010

Chèn phiên âm quốc tế - IPA cho Word khi soạn giáo án

Chắc chắn các thầy cô khi soạn giáo án thường gặp vấn đề là không có font phiên âm quốc tế khi cần ghi chú cho học sinh.
Thường thì chung ta sẽ tìm một bộ font IPA và chép vào thư mục Font của máy tính. Cách làm này mất công là trong một văn bản tồn tại cùng lúc nhiều font chữ và phải nhớ cách gõ phiên âm (những kí tự không có trên bàn phím).
Cách thứ 2 thì dễ hơn là vào Insert Symble tìm kí tự phù hợp để chèn vào. Cách này thì rõ ràng là rất mất công.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tôi đã sục sạo trên mạng và phát hiện ra một Add-on cho Word. Các bạn có thể tại tại đây:
hay
Các thầy cô download cái uniqoder về, extract nó ra rồi bỏ vào thư mục C:\Program Files\Microsoft Office\Office10\Startup. Với office 2003 thì là thư mục Office11\Startup. Sau đó bạn bật Winword lên sẽ có 1 menu đổ xuống dùng để chèn kí tự vào văn bản như sau:

Menu này thì có tùm lum kí tự. Tui thì chỉ xài có vài kí tự thường dùng thôi như æ, ŋ . Các thầy cô vào các chữ cái tương tự kí hiệu phiên âm tìm sẽ thấy. Ví dụ kí tự æ thì vào chỗ Uni A-M, rồi vào chữ A sẽ thấy kí tự æ. Bấm 1 phát là vào ngay. (Đôi khi sau này mở Word lên nó hỏi có cho chạy Macro không thì nhớ cho phép nó chạy nhé).
Chúc các thầy cô thành công. Nếu làm không được thì cứ comment cho hay.
Bài này có tham khảo từ trang http://englishstudyforvms.wordpress.com. Mong tác giả thông cảm.

Thursday, August 19, 2010

Teaching and Learning English with Youtube (Dạy và học Tiếng Anh với Youtube)

Trang Youtube - Một trang chia sẽ video clip gần như quen thuộc với rất nhiều người dùng Internet.
Trên trang này, các bạn có thể tìm được rất nhiều đoạn video clip thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có rất nhiều clip dạy và học Tiếng Anh. Từ ngữ pháp cho đến từ vựng, từ dạy phát âm đến dạy ngữ điệu, từ dạy đàm thoại cho đến dạy viết, ... Tùy theo nhu cầu của mình mà các bạn có thể tìm kiếm đoạn clip phù hợp để lồng ghép vào bài giảng điện tử của mình hay chỉ để tham khảo một cách dạy của thầy/ cô trong clip để.
Cách làm rất đơn giản. Tôi sẽ minh họa bằng việc dạy phần ngữ âm ở Bài 10 của sách giáo khoa lớp 10 (ban cơ bản) - NXBGD 2006.
Đầu tiên, các bạn vào trang http://www.youtube.com
Các bạn gõ vào ô Search mục mà các bạn tìm kiếm. Ở đây tôi gõ vào đại cụm từ "pronunciation english p and b". Sơ sơ cho đến thời điểm này có 97 kết quả.
Bây giờ mới là lúc khó khăn. Phải chịu khó xem trong 97 kết quả này đoạn clip nào phù hợp. Cái này do các thầy cô quyết định thôi. Ở đây tôi chọn đại 1 clip này (thấy có vẻ hơi đơn điệu và đơn giản).



Đến đây, các vị có thể dùng các phần mềm tải clip trên youtube để tải về và nhúng vào bài giảng điện tử của mình. Cách tải file về nếu không biết thì cứ vào google mà search cách làm thôi.
Sau đó thì đem lên lớp và trình diễn cho học sinh (có thể cho ai đó dự giờ nữa). Hay dở là do mình biểu diễn thôi, phải không?